[Bí Mật] Tranh Bịt Mắt Bắt Dê Dân Gian Đông Hồ – Lý Giải Tất Tần Tật !

Tranh Bịt Mắt Bắt Dê  – Không phải ngẫu nhiên mà trong mười hai con giáp, hình tượng con dê lại xuất hiện nhiều trong những tác phẩm hội hoạ dân gian. Theo lý giải, dê là một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thần thánh (Tam sinh: dê, lợn, bò). Cũng chính vì vậy, trong các vật nuôi, dê là loài vật gần gũi. Ảnh hưởng lớn đến tâm linh và đời sống văn hoá nghệ thuật của người dân. Bởi vậy trong dịp Tết đến, xuân về, nhà nhà sắm sửa. Cũng không quên sắm một bức tranh bịt mắt bắt dê dân gian Đông Hồ về treo nhà.

Tranh dân gian Đông Hồ bịt mắt bắt dê không kén người chơi. Càng không cầu kỳ nơi treo. Thế nhưng lại vô cùng ý nghĩa và tinh tế. Để tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa, về sự độc đáo của bức. Hãy cùng Amia đi tìm câu trả lời rõ nhất nhé.

I- Tìm hiểu bức tranh Bịt Mắt Bắt Dê? Nguồn gốc ra đời bịt mắt bắt dê ? Bố cục tranh bịt mắt bắt đê?

1.1- Tranh bịt mắt bắt dê là tranh gì?

Tranh mang hình ảnh nổi bật là sân chơi đã được quây rào để cả chú dê. Và người chơi đều không bị đi lạc ra ngoài. Người chơi – một nam, một nữ, cả hai đều bịt mắt. Hai người chơi và một chú dê đều khoác áo tơi, đeo lục lạc (người đeo ở chân, dê đeo ở cổ).

tranh bit mat bat de dan gian dong ho

Tranh bịt mắt bắt dê dân gian Đông Hồ treo tường ý nghĩa

Khi di chuyển, cả ba đối tượng này đều phát ra những âm thanh giống nhau. Dễ dẫn đến nhầm lẫn, nhiều lúc không bắt được dê mà lại… ôm phải người. Còn chú dê vừa chạy trốn vừa ngoái nhìn đôi thanh niên nam nữ đang lần mò tìm bắt nó.

1.2 – Nguồn gốc ra đời tranh

Xin nói thêm về nguồn gốc ra đời của trò  chơi bịt mắt bắt dê

  •  Xã hội phong kiến ngày xưa quan niệm Nam nữ thụ thụ bất thân. Đàn ông đàn bà đưa nhau cái gì và nhận cái gì của nhau. Không được lấy tay mà trao cho nhau. Trước thời Pháp thuộc, không thể có chuyện “đồi phong bại tục”. Cho trai gái lần mò nhau giữa thanh thiên bạch nhật, làm trò cười cho đám đông.
  • Xã hội phong kiến trọng chữ hiếu: Thân thể phát phu, thọ chi phụ mẫu bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã. Mình mẩy tóc da, cha mẹ sinh ra, chớ nên hủy hoại. Là hiếu trước tiên vậy. Trai gái giả mù để vui chơi là vô luân, bất hiếu.
  • Cho dê mặc áo tơi như người, cho người đeo lục lạc như dê. Lẫn lộn người với súc vật. Tôn ti trật tự của phong kiến không cho phép “hài” như vậy.

Nói tóm lại, Bịt mắt bắt dê không phải là trò chơi “truyền thống” của ta. Bịt mắt bắt dê là trò chơi của cả người lớn lẫn trẻ con. Mỗi nơi chơi một cách, thì khó có thể là một trò chơi ” dân gian, cổ truyền ” được.

tranh treo tuong phong khach dan gian dong ho

Tranh treo tường phòng khách bịt mắt bắt dê dân gian Đông Hồ

Thế nhưng lễ giáo phong kiến khi xưa rất khắt khe đối với chuyện nam nữ ở gần nhau. Vì vậy, tham gia trò chơi này, thanh niên nam nữ có được một cơ hội để tiếp cận. Đụng chạm một cách… “hợp pháp”. Xem cảnh đôi nam nữ bị bịt mắt. Cùng đuổi bắt một chú dê nhưng vô tình nhiều khi lại… “vồ” lấy nhau. Chắc chắn đem lại những tràng cười vui tươi cho người đứng xem. Cả sự xấu hổ, ngượng ngùng xen lẫn phấn khích cho người chơi. Chẳng thế mà dân gian có câu vè: Giả vờ bịt mắt bắt dê/Để cho cô cậu dễ bề với nhau.

Từ  đó mà dòng tranh dân gian Đông Hồ ra đời chứa đựng nhiều ý nghĩa, nhiều giá trị, cũng như lời dăn dậy nhiều hơn.

1.3 – Bố cục tranh bịt mắt bắt dê

Tranh Bịt mắt bắt dê bố cục hình tròn. Bởi:

  • Toàn bộ khung cảnh vui chơi của trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê hiện lên. Ở trung tâm bức tranh quây thành một vòng tròn. Đôi trai gái đang hào hứng đuổi bắt con dê. Chàng trai bị bịt mắt đang rất chủ động và hăng hái, hứng khởi nhập cuộc. Được sắp đặt ở gần chính giữa như một điểm bắt đầu dẫn mắt người xem vào những tình tiết tiếp theo của trò chơi.
  • Cùng tham gia trực tiếp vào trò chơi là cô gái và con dê. cô gái như quên đi những bó buộc tâm lý đời thường. cô vung chân, tung váy rất thoải mái. Phía dưới, góc phải tranh là hình ảnh con dê dược thể hiện ở tư thế đang chạy dưới sự đuổi bắt của người chơi. và được chặn lại bởi tấm liếp như khóa chặt bố cục bức tranh.
  • Phía sau chàng trai và cô gái là khán giả, những người cổ vũ cho trò chơi. với nét mặt rất chăm chú cho thấy trò chơi hấp dẫn đến mức nào.
tranh qua tang khai xuan bi mat bat de

Tranh quà tặng khai xuân bịt mắt bắt dê

Xét về mặt tình tiết câu chuyện ta thấy toàn bộ hình ảnh được dẫn dắt rất lôi cuốn, có trình tự. Có thể bắt đầu từ hình ảnh chàng trai đuổi bắt dê. hình ảnh con dê, cô gái, khán giả phía sau và kết thúc. Hình ảnh đôi nam nữ bên góc tranh tạo thành một vòng tròn liên kết và điểm kết thúc. Lại như chuẩn bị cho một điểm khởi đầu mới của vòng tròn tiếp theo. Trò chơi sẽ còn tiếp diễn như hòa với không khí tưng bừng của mùa xuân.

Màu trong tranh được khái quát bởi nâu, lục, trắng, nét đen. Và màu nền của giấy điệp nhưng vẫn đủ tạo ra sự hài hòa cần thiết. Đường nét sinh động, phóng khoáng vừa khái quát được hình vừa hỗ trợ cho các mảng màu. Các nét thẳng, cong, uốn lượn được sử dụng nhịp nhàng trong một tổng thể thống nhất. Mảng hình lôi cuốn được kết hợp lúc đặc, lúc thoáng, mảng dài, mảng ngắn phong phú. Tạo ra các khoảng trống sinh động gợi được không gian trong tranh mang tính chất ước lệ.

II- Ý nghĩa tranh bịt mắt bắt dê dân gian Đông Hồ

+) Bức tranh bịt mắt bắt dê khắc họa một cảnh hội xuân. Sau phần lễ có phần hội, trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê đã được đưa vào phần hội này. Để thanh niên nam nữ vui hội. Bởi bậy bạn có thể hiểu nôm na. Mua bức tranh “Bịt mắt bắt dê” chính là đưa không khí Tết, không khí lễ hội ngày xuân. Một trò chơi vui vẻ dân dã về nhà, ước mong không khí vui tươi, phấn khởi sẽ hiện diện trong gia đình.

+) Sâu xa hơn nữa, hai người chơi – một nam một nữ. Đều đã ở tuổi trưởng thành – tượng trưng cho âm và dương. Họ bị bịt mắt cùng đuổi bắt một chú dê. Hình ảnh chú dê trong dân gian từ xa xưa đã gợi nhắc tới tính dục. Nam – nữ cùng đuổi bắt một chú dê hàm ý âm dương hòa hợp. Cảm xúc trai – gái được phép hừng lên, giải thoát khỏi những ràng buộc khắt khe của Nho giáo, “nam nữ thụ thụ bất thân”.

+) Đối với người Việt Nam, dê là con vật tạo ra giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tâm linh và văn hoá nghệ thuật. Dê là con giáp thứ 8, vì vậy được coi là con giáp may mắn, biểu tượng cho phát lộc phát tài. Dê đực biểu tượng cho bản năng tính dục mãnh liệt và sự sinh sôi nảy nở. Dê cái lại tượng trưng cho tính ôn hòa, thuần hậu và sự nhanh trí…

+) Thêm vào đó, dê lại nằm trong tam sinh lục súc. Dê là một trong sáu con vật nuôi phổ biến nhất trong “lục súc” (gồm dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu) và là một trong ba thứ lễ vật để cầu cúng, tế dâng trong “tam sinh” (gồm dê, lợn, bò).

tranh dong ho bit mat bat de nghe thuat

Tranh Đông Hồ bịt mắt bắt dê nghệ thuật làm quà tặng ý nghĩa khai xuân đầu năm

+) Trong quan niệm dân gian, Dê – chữ Hán là “Dương” cũng đồng thời là biểu tượng của yếu tố “dương” và sự mạnh mẽ tràn trề sinh lực sinh dục. Dê tượng trưng cho Dương khí khởi sinh, nên người ta thường nhắc đến câu Nhất dương sinh hay Tam dương khai Thái. Dê – dương cũng là ám hiệu của mùa xuân.

Nhất dương sinh trong khí tiết là: ngày đông chí, khi lạnh đến cùng cực thì có một khí dương sinh ra, đánh dấu sự chuyển mùa, sang xuân. Còn Tam dương khai Thái tức ba hào dương mở đầu quẻ Thái trong Kinh dịch, đồng thời là tượng quẻ của tháng Giêng. Thái cũng có nghĩa là sự hanh thông cho cả một năm mới.

Đây là điều nguyện ước lớn nhất đối với ông cha ta xưa kia. Khi đời sống trông chờ rất nhiều vào thời tiết mưa thuận gió hòa để cây cối tốt tươi, mùa màng thuận lợi, âm dương hài hòa thì súc vật sinh sôi nảy nở, đời sống con người được ấm no.

———————————————————————————————————-

Nếu yêu thích nét đẹp, ý nghĩa của bức tranh bịt mắt bắt dê. Hãy đến Amia và đem về cho mình một bức tranh Đông Hồ treo tường bạn nhé. Đặc biệt, tại Amia còn rất nhiều dòng tranh khác như: đám cưới chuột, tranh gà đại cát, tranh vinh hoa phú quý… Để xem thêm: Mời bạn click ngay: Tranh Dân Gian Đông Hồ

[Mọi chi tiết liên hệ + Bản đồ chỉ đường: Xem phần chân trang]

Cảm ơn quý bạn đã dành thời gian theo dõi !

Posted in Tin mới, Tin tức and tagged , , , , .