“Hỡi cô thắt bao lưng xanh,
Có về làng Mái với anh thì về.
Làng Mái có lịch có lề,
Có ao tắm mát, có nghề làm tranh.
Nàng về nàng ở với anh,
Cùng nhau “Vẽ, khắc” in tranh Lợn, Gà”
Khi nhắc đến Làng Mái cũng chính là nhắc đến làng Đông Hồ, có nghề làm tranh dân gian nổi tiếng. Và khi nhắc đến tranh dân gian Đông Hồ thì không thể không nhắc đến bức Lợn. Bởi cái mộc mạc hồn quê đã trở thành di sản nghệ thuật và nó không thể thiếu trong những ngày Tết. Nhà nhà đi sắm Tết không thể quê mua tranh Đông Hồ đàn lợn về trang hoàng, đón một năm mới An Khang – Thịnh Vượng – Hạnh Phúc.
Thế nhưng không phải ai cũng biết về ý nghĩa, về bố cục tranh lợn đàn Âm Dương. Để tìm hiểu sâu hơn về tranh và những bí mật thú vị này. Mời bạn cùng Amia đi giải mã về tranh Đông Hồ đàn lợn.
I- Tìm hiểu về tranh đàn lợn Âm Dương ? Nguồn gốc ra đời tranh đàn lợn ? Bố cục tranh lợn âm dương ?
1.1 – Tranh Đông Hồ đàn lợn là tranh gì?
Tranh Đàn Lợn Âm Dương hay tranh lợn đàn. Là bức tranh dân gian Đông Hồ mang hình ảnh 6 con lợn đang ăn cây ráy cùng nhau. Trong đàn có 1 con lợn mẹ và 5 con lợn con. Trên bụng và mông mỗi con đều có 2 vòng thái cực âm dương.
- Các con Lợn đều là béo tốt: Mặt Lợn to, tai lớn. Mắt có vành mi. Mõm Lợn nghiêng. Nhưng mũi lại gần như quay ra hướng chính diện, tạo dáng ngồ ngộ và động. Ngấn mõm đều có 3 ngấn. Và không quên hai ngấn mép của con Lợn như đang ăn ngấu nghiến. Bàn chân Lợn có 3 móng, trông rất vững chân đế. Lưng Lợn với độ cong hơi võng. Được thể hiện bằng một hoặc hai nét to bản. Nét của ngấn thủ (phần đầu lợn) với chân trước. Vòng bụng và nét ngấn của bắp đùi sau là nét to dầy nối vào nét cong lượn của bụng Lợn.

tranh đông hồ đàn lợn âm dương
- Riêng đuôi Lợn ở bức Lợn đàn để thẳng xuôi xuống. Còn các bức lợn ăn cây ráy hay lợn độc đuôi xoáy lên. Điều này tạo nên sự sinh động cho mỗi bức tranh lợn khác nhau. Song điểm chung của đuôi lợn vẫn là: Lông cuối đuôi đều được cách điệu như một chiếc quạt hình lá đề, và đều quay ra phía trước.
- Hình ảnh 5 chú lợn con cũng được miêu tả tương tự như mẹ Lợn. Nhưng mỗi con mỗi dáng vẻ: con muốn trèo lên lưng, con muốn rúc vào bụng mẹ. Các con khác đang hướng vào mầm lá khoai để ăn. Tất cả đều có bố cục khoẻ, giản dị, giàu chất trang trí cách điệu, mà đậm đà tính hiện thực. Nhưng mang nét tinh nghịch, và chuyển động nhiều hơn.
- Hai xoáy âm – dương này nằm phía trên ngang mình Lợn. Vị trí (gần vai và mông) phía trên của 2 chân (trước và sau), thu hút sự chuyển động. Làm cho bạn càng có cảm giác như thấy con Lợn có dáng sinh động. Nó vừa là cái đẹp hữu hình, vừa là ẩn chứa quan niệm về ngũ hành.
==>> Bức tranh Đông Hồ đàn lợn âm dương vừa như tả lợn mẹ với một đàn con quây quần sung túc. Người ta cũng có thể nhìn thấy ở đó những nét khái quát đầy chất tạo hình. Với những nét chắc khỏe, vững chãi vừa như thô mộc, nhưng lại rất tinh tế.
1.2 – Nguồn gốc ra đời tranh lợn đàn Âm Dương
Con Lợn có truyền thuyết xa xưa, gắn với Lịch pháp, sử dụng thời khắc: năm, tháng, ngày, giờ vận vào con người (khi chào đời là giờ sinh). Trong 12 sinh tiêu, được tượng trưng bởi 12 con vật (còn gọi là 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Và với sự hành âm hoặc dương kết hợp của từng mỗi con vật đó để phân tích cá tính, tiên đoán vận mạng của mỗi con người.

tranh lợn âm dương thiết kế không bo khung mà dán trên mành đậm chất truyền thống
Còn trong dân gian con Lợn là một hình ảnh của sự sinh sôi, nảy nở, ấm no, phát triển. Chẳng vậy mà ông bà xưa có câu: “Giàu nuôi chó, khó nuôi heo”, hay: “Đàn bà thì phải nuôi heo/ Thời vận đang nghèo nuôi chẳng đặng trâu”. Hình ảnh người phụ nữ với tính âm như Đất. Đại diện cho sự sinh sôi, nuôi nấng vạn vật, thì phải biết nuôi heo để tăng gia cho gia đình. Giúp đức lang quân chăm lo cho gia đình sung túc, đầm ấm.
==>> Chính bởi vậy để biểu hiện ước muốn năm mới tăng gia sản xuất được sung túc, đời sống no đủ. Tranh Đông Hồ lợn đàn đã đi vào đời sống thẩm mỹ dân gian tự bao đời. Từ ấy mà tranh dân gian Đông Hồ đàn lợn ra đời.
1.3 – Bố cục tranh dân gian Đông Hồ đàn lợn
Tranh lợn đàn dân gian Đông Hồ được bố cục theo hình chữ nhật. Chứa đựng các yếu tố ngang bằng xổ thẳng. Bốn phương tám hướng tạo cảm giác cân bằng, vuông vức và ổn định. Thể hiện tính quy củ, có tổ chức hoặc tạo sự cân bằng có trên dưới. Có trật tự trước sau.
Hình ảnh đàn lợn nổi bật trên nền tranh đông đúc được sắp đặt tài tình. Lợn mẹ được thể hiện ở góc nhìn ngang đã phô diễn toàn bộ sự béo tốt. Và những đặc điểm về hình dáng của con vật. Ở tư thế này toàn bộ đường cong trên thân con vật. Được kết hợp hết sức hài hòa tạo cảm giác uyển chuyển mềm mại.

Tranh treo phòng khách dân gian đông hồ đàn lợn
Trên thân lợn có hai xoáy âm – dương vừa tạo ra vẻ đẹp hữu hình vừa ẩn chứa quan niệm về ngũ hành. Bên cạnh là đàn lợn con đang quây quần bên lợn mẹ. Mỗi con mỗi dáng vẻ, con muốn trèo lên lưng. Con muốn chui xuống bụng, con mải mê đùa nghịch rất sinh động. Các hình ảnh giàu tính trang trí được kết hợp nhịp nhàng. Tạo thành một hình chữ nhật chặt chẽ mà không hề khô cứng làm toát lên vẻ đông đúc, đầm ấm.
II- Ý nghĩa tranh Đông Hồ Đàn Lợn Âm dương?
2.1 – Ý nghĩa đàn lợn
Con lợn có dáng béo, khoẻ, vững chãi, thể hiện ý tưởng ước muốn về phồn thịnh. Tăng gia sản xuất, đời sống ấm no, hạnh phúc thanh bình
Đàn heo đông đúc, mà còn giải thích lý do dẫn tới sự sinh sôi, tăng trưởng. Thông qua đó nhắn nhủ con người phải biết thuận theo quy luật đó. Để đạt được cuộc sống an nhiên, hanh thuận.
2.2 – Ý nghĩa vòng Âm – Dương
Xoáy âm dương trên mình Lợn mẹ và heo con. Là thể hiện của sự vận động không ngừng và chuyển hóa qua lại giữa Âm và Dương.
+ ) Giải thích về thuyết Âm Dương một chút. Thì trong văn hóa phương Đông. Hay dịch nòng nọc của người Việt cổ đại. Vũ trụ vốn bắt đầu từ hư vô. Sau đó sinh ra hai yếu tố đối ngược mà lúc đó vẫn còn đang quyện vào nhau như trong vỏ trứng gọi là Thái Cực. Rồi Thái Cực phân ra thành hai cực âm dương hay nòng nọc tách biệt gọi là Lưỡng Nghi.
Từ đó dưới sự tác động qua lại, hai khái niệm. Vật chất hay nhân tố này sinh ra những nhân tố mới. Giúp tạo nên sự đa dạng của sự sống. Hai nhân tố đối lập mà cân bằng này là nguồn gốc của sự sinh sôi, phát triển đa dạng của mọi sinh mệnh trong vũ trụ bao la. Vì thế trên lưng heo mẹ và heo con mới có các xoáy âm dương đại diện cho Lưỡng Nghi.
+) Ở Lợn mẹ, có thể thấy mỗi xoáy đều được cấu tạo từ một màu nóng và một màu lạnh. Xoáy màu lạnh đại diện cho tính âm, xoáy theo chiều kim đồng hồ, hay quay phần lồi sang bên phải. Xoáy màu nóng đại diện cho dương, xoáy ngược chiều kim đồng hồ, hay quay phần lồi sang bên trái.

tranh đàn lợn đông hồ hình ảnh thực tế tại Siêu thị tranh Amia
Theo câu “nam tả nữ hữu” từ thuyết âm dương thì cũng có nghĩa bên phải đại diện cho tính âm, bên trái là dương. Như vậy màu sắc và chiều quay của hai nửa xoáy. Đều cho ra kết quả rằng nửa xoáy màu xanh là âm và nửa xoáy màu đỏ hay vàng là dương.
Xoáy trên thân Lợn mẹ quay theo chiều kim đồng hồ. Nên có thể nói là đang ở trạng thái thiên về âm. Hơn nữa, xoáy ở dưới mông Lợn mẹ cũng bị che bớt mất phần nửa dương, nên âm trội hơn dương. Thế nên, tất nhiên Lợn mẹ là tính âm, giống cái.
+) Ở năm chú heo con, các xoáy lại không giống nhau. Có chú có hai xoáy xoay cùng chiều nhau. Lại có chú hai xoáy quay ngược chiều nhau. Có cái thiên âm, có cái thiên dương… Như vậy, xoáy cũng có tính “di truyền” như nhiễm sắc thể X, Y trên ADN vậy. Thế nên nó sẽ lấy một phần từ mẹ, một phần từ bố. Đó là lý do những chú heo có hai xoáy thuận và ngược chiều nhau.
Trong tranh Đông Hồ, bức về đàn lợn âm dương này có hai phiên bản. Và hai phiên bản này là đối ngược, cân xứng với nhau. Thế nên ở phiên bản khác, heo mẹ sẽ mang trên mình hai xoáy thiên về dương, hoặc có thể hiểu đó là heo bố chăng?
2.3 – Ý nghĩa tranh Đông Hồ đàn lợn Âm Dương
Vào ngày lễ Tết người ta sẽ vẽ hình tròn âm dương lên mình “Ông Lợn” để Tế Thần. Vòng tròn âm dương đó không chỉ là dấu hiệu thần thánh hóa “Ông Lợn” mà còn là dấu hiệu trừ tà.
Hai vòng âm dương trên bụng và mông tròn này chính là biểu tượng trong kinh dịch. Lưỡng nghi sinh tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái. Bát quái là 64 quẻ trong kinh dịch cũng là sự phản ánh cuộc sống xoay chuyển không ngừng. Đó chính là ý nghĩa cho sự sinh sôi nảy nở, đông đàn dài lũ.

Tranh đàn lợn dân gian Đông Hồ nhiều màu sắc
5 chú lợn con còn thể hiện yếu tố ngũ hành. 5 chú mỗi chú một dáng vẻ: Chú thì muốn trèo lên lưng, chú lại muốn rúc vào bụng mẹ. Các chú khác đang hướng vào mầm lá khoai để ăn.
Trong bức tranh Đàn lợn âm dương ẩn chứa thông điệp giúp gia đình bình an, thịnh vượng. Mang sự sinh sôi nảy nở, con cái no đủ, vui vẻ thuận hòa.
2.4 – Ý nghĩa cân bằng Vợ (Âm)-Chồng (Dương)
Sự kết hợp Âm Dương có thể đem tới sự cân bằng và phát triển tốt đẹp. Thế nên một gia đình, cũng là một sự kết hợp âm dương giữa người vợ và người chồng. Phải đạt tới sự cân bằng hỗ trợ lẫn nhau mà vẫn đảm bảo duy trì đặc tính thiên âm, thiên dương hay thiên chức của mỗi người.
- Người phụ nữ dù mang trong mình cả yếu tố âm và dương, nhưng là thiên âm, biểu tượng là Đất, là cái tổ, hình trăng lưỡi liềm võng xuống trong ngôn ngữ nòng nọc trên trống đồng Đông Sơn. Người phụ nữ vì thế cần như Đất, dịu dàng, nuôi nấng, dưỡng thành vạn vật.
- Người đàn ông, ngược lại, biểu tượng là Trời, mái vòm, hình trăng lưỡi liềm võng lên. Người đàn ông cần như Trời, công chính, cao vang, chở che vạn vật. Mỗi người thực hiện đúng thiên chức của mình sẽ làm hoàn cảnh gia đình luôn hài hòa, năng lượng luôn tích cực, tất sẽ là môi trường tốt để phúc khí sinh sôi, phát triển.
Ngày nay, đàn ông nhiều người thiếu quyết đoán, điệu bộ ẻo lả, bụng dạ hẹp hòi. chỉ biết nghĩ đến bản thân, hèn kém. Đàn bà nhiều người lại mạnh bạo, xốc nổi chẳng còn phong thái hiền hậu tú mỹ. Chẳng còn biết e dè, kín đáo gì mà lẳng lơ chỉ lo hưởng thụ bản thân mà không nghĩ tới chồng con.
Mọi thứ trên thế giới này đều được sinh ra từ vũ trụ. Đều phải tuân theo Đạo, theo luật của vũ trụ thì mới có được sự vận hành hanh thông. Âm Dương là Đạo của Trời Đất, là kỷ cương của vạn vật, là cha mẹ của mọi biến hóa. Đó là cơ sở của sự sinh tồn hay diệt vong.
Thế nên vạn vật phải thuận theo Đạo, giống như người trong một nước thì phải tuân theo pháp luật nước đó thì mới được hưởng cuộc sống tự do, sung sướng. Thế nên duy trì sự cân bằng âm dương trong gia đình, thực hiện đúng thiên chức do đặc tính thiên âm hay thiên dương của mỗi người là nguồn gốc của sự sinh trưởng, phát triển và thịnh vượng của mỗi gia đình.
==>> Treo tranh Đông Hồ đàn lợn không phải chỉ là để cầu mong phúc lộc sẽ tới. Cuộc sống sung túc, đông vui hoà thuận, hạnh phúc, con cháu đầy đàn. Đó đúng hơn là một lời nhắc nhở để mọi gia đình đều nhớ tới nguồn gốc của phúc khí, từ đó sống sao cho phù hợp với đạo của Đất Trời. Mọi việc tốt không thể cưỡng cầu mà được, đều là có khởi nguyên, đều là cần ta dụng tâm, tu thân thì mới đắc được.
III- Lưu ý khi treo đàn lợn tranh dân gian Đông Hồ
- Do lợn có thể làm vượng tài nên tốt nhất treo tranh lợn đàn ở vị trí Tài tinh thì có thể phát huy tốt nhấ khả năng gọi tài lộc.
- Người cầm tinh con hổ, mèo và dê rất hợp với lợn. Do đó nên chọn tranh lợn đàn Đông Hồ để treo là tốt nhất. Còn người cầm tinh rắn, khỉ, lợn thì lại không hợp với lợn, do đó không nên treo tranh lợn.
- Không nên treo tranh Đông Hồ đàn lợn ở hướng Đông nam, bởi vì hướng Đông nam là vị trí tương xung của lợn. Chỉ nên treo ở vị trí tương hợp là hướng Đông bắc, hướng chính Đông và hướng Tây nam, cũng có thể treo ở vị trí Hợi là hướng Tây bắc.
- Nếu trong gia đình có trẻ nhỏ khảnh ăn hoặc trẻ nhỏ gầy gò, ốm yếu thì có thể treo một bức tranh Đông Hồ đàn lợn Âm Dương ở trong phòng ăn, mặt hướng về vị trí trẻ ngồi, thì có thể tốt cho trẻ.
——————————————————————————————————-
Vậy là bạn đã phần nào hiểu được ý nghĩa bức tranh Đông Hồ đàn lớn rồi phải không ạ. Hãy đến Amia để rước về mẫu tranh Đông Hồ đầy may mắn nay. Đặc biệt, tại Amia còn rất nhiều dòng tranh như tranh gà đại cát , tranh đám cưới chuột, tranh vinh hoa phú quý, tranh em bé ôm tôm ôm cá…. Để tham khảo về mẫu tranh, ý nghĩa. Mời bạn click ngay: Tranh Đông Hồ
[Mọi chi tiết liên hệ + Bản đồ chỉ đường: Xem phần chân trang]
Cảm ơn quý bạn đã dành thời gian theo dõi !