Tranh Đông Hồ – Tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam

“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”

Nhắc đến tranh dân gian Việt Nam, không thể không nhắc đến bức tranh Đông Hồ. Dòng tranh của thôn quê và xóm làng, dòng tranh của dân gian ngàn người vô danh. Nhưng cũng vì thế mà sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, không chỉ mỗi dịp Tết đến xuân về. Người người nhà nhà mới tìm mua tranh treo tường Đông Hồ. Mà quanh năm, tranh Đông hồ được tìm mua và trang trí.

I-Tranh Đông Hồ là gì? Nguồn gốc của bức tranh đông hồ? Ý nghĩa và nét độc đáo của dòng tranh dân gian truyền thống

1.1 Nguồn gốc và giải đáp tranh Đông Hồ là gì?

Nguồn gốc: Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ. Đây là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

tranh treo tuong amia ban tranh dong ho

Tranh treo tường Amia bán tranh Đông Hồ siêu đẹp siêu chất lượng

Tranh dân gian Đông Hồ là gì: thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ. Do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền. Cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt. Chắc chắn bạn sẽ nghe được các bức nổi tiếng. Như: đám cưới chuột, đàn lợn âm dương, đàn gà, những cô thiếu nữ hứng dừa hay cả cảnh đánh ghen của đôi vợ chồng trẻ…

1.2 – Nét độc đáo tranh Đông Hồ

1.2.1- Độc đáo về chất liệu

Nét độc đáo đầu tiên thu hút cảm quan người xem của tranh chính là ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy dùng in tranh là giấy dó. Được làm từ vỏ cây dó, với đặc tính xốp, mềm, mỏng, dai, dễ hút màu mà khi in không bị nhòe.

Tranh dân gian Đông Hồ treo tường trên giấy được quét lên một lớp hồ điệp có nét sáng óng ánh rất đặc thù. Bằng cách: người ta nghiền nát vỏ con điệp (một loại sò vỏ mỏng ở biển). Trộn với hồ (loại bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi là bột sắn).

tranh dan gian dong ho treo tuong

Tranh dân gian Đông Hồ treo tường

Sau đó dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Với chổi lá thông sẽ tạo thành những đường ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên. Cho màu trắng có ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng. Trong quá trình làm giấy điệp có thể pha thêm màu khác vào hồ. Màu sắc được sử dụng trong tranh là màu tự nhiên. Từ cây cỏ như màu đen từ than cây xoan hay than lá tre. Màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm, màu vàng từ hoa hòe. Màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang,… Đây là những màu cơ bản, không pha trộn.

1.2.2- Đặc biệt thứ 2 chính là quy trình sản xuất ra bức tranh Đông Hồ

Để hoàn thành một bức tranh Đông Hồ. Người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận và thực hiện nhiều giai đoạn:

Về quy trình sản xuất tranh có nhiều công đoạn. Trong đó có 2 khâu chính gồm: sáng tác mẫu (khắc ván) và in (vẽ tranh). Ở đây có thể thấy mỗi nghệ nhân đòi hỏi có ít nhiều năng khiếu bẩm sinh. Cũng như kỹ năng lao động cao. Sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ.

tranh dong ho tai cua hang amia

Tranh Đông Hồ tại cửa hàng Amia

Quyét điệp rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp. Khi in tranh phải in từng màu lần lượt. Nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi… Cứ như thế, từng lớp, từng lớp dưới ánh sáng mặt trời. Các nghệ nhân làng Hồ sáng tác mẫu vẽ tranh bằng tay còn các công đoạn khác thì dùng ván in.

1.2.3 – Đặc biệt cuối cùng chính là giá trị mà tranh Đông Hồ mang lại

Về giá trị nghệ thuật thì dòng tranh dân gian Đông Hồ mang tính biểu trưng, trang trí. Nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc, dễ hiểu, rất gần với đời sống.

Về nội dung, tranh dân gian Đông Hồ phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần, vật chất của con người, xã hội. Những bức tranh nói lên ước mơ ngàn đời của người lao động. Về một cuộc sống gia đình thuận hòa, ấm no, hạnh phúc và một xã hội công bằng, tốt đẹp.

II- Các dòng tranh dân gian Đông hồ nổi tiếng nhất

2.1- Tranh Đông hồ được chia làm các dòng như sau

  • Tranh Đông hồ đề tài lịch sử thường gắn với các nhân vật như các tranh: Hai bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận, Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Nguyên...
  • Tranh Đông hồ đề tài sinh hoạt như các tranh: Đấu vật, Đánh đu, Hội làng, Hứng dừa, Đánh ghen, Chăn trâu – thổi sáo, Chăn trâu – thả diều...
  • Tranh Đông hồ đề tài văn học, hoặc dân gian: Kiều, Thạch Sanh, hoặc 4 tố nữ với Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ...
  • Đặc biệt nổi bật tranh Đông hồ các con vật như: các tranh lợn: đàn lợn âm dương, lợn độc, Lợn ăn cây dáy. Các Tranh Gà: gà đàn, Gà -Đại cát, Gà -Thư hùng, Gà trống – nghinh xuân. Tranh các con vật khác như: Vịt, Trâu, Mèo, Rồng – Rước Rồng, Hổ – Ngũ Hổ, Chuột, Cá, Cóc.
  • Tranh Đông hồ đề tài tứ quý: Mai – Hạc (mùa Xuân), Phù dung – Chim Trĩ (mùa Hạ), Ngô Đồng – Chim Phượng (mùa Thu), Tùng – Chim Công (mùa Đông).

2.2 – Một số bức tranh dân gian Đông hồ nổi tiếng và ý nghĩa của từng bức tranh

2.2.1 – Tranh đồng hồ đám cưới chuột

Bức tranh dân gian Đông Hồ đám cưới chuột vô cùng độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc. Bởi chuột ở đây được nhân hóa thành người, thể hiện thực trạng của người khá giả trong thời phong kiến.

Trạng Chuột ơn vua cưới vợ làng,
Kiệu son lộng lẫy lọng hoa vàng !
Nàng dâu xứ chuột chân đi đất,
Ngón nhỏ bùn non vẫn dính chân !

tranh dan gian dong ho dam cuoi chuot

Tranh đám cưới chuột dân gian Đông Hồ. Thể hiện đậm đà tâm hồn, tính cách thuần hậu, chất phác của người bình dân. Và cũng giàu chất triết lý dân gian, mang tính nhân văn sâu sắc, ý nhị.

Đám cưới rất trang trọng, mang đậm cái hình ảnh ngựa anh đi trước, kiệu nàng theo sau. Chàng chuột xênh xang trong bộ áo gấm xanh. Nàng mặc áo màu gụ. Họ được rước đi, rạng rỡ trên con đường làng màu son nhạt với những vạt cỏ màu mạ.

Chuột Trạng hoặc chuột chú rể được che lọng tía tượng trưng cho vinh quang, danh vọng lớn. Chuột cô dâu dịu dàng trong chiếc kiệu bát cổng có nhiều hoa văn trang trí kiểu cổ. Bốn chú chuột hầu hạ, ghé vai khiêng.

Đám rước còn có biển đỏ, dàn nhạc. Hai chú chuột thổi hai chiếc kèn có cung bậc khác nhau: kèn pha và kèn đại. Trang phục các chú chuột “điểu đóm” là một loại gần như lòe loẹt, tinh nghịch gợi người xem liên tưởng tới kiểu trang phục của các anh hề ở gánh xiếc.
Bức tranh tưng bừng về màu sắc, hài hòa về nhân vật, sinh động, rộn lên vẻ đùa giỡn, giễu cợt, trào lộng.

2.2.2 – Tranh đồng hồ Vinh Hoa – Phú Quý

Bức tranh dân gian Đông Hồ Vinh Hoa – Phú Quý. Bạn hoàn toàn cảm nhận rõ nét sự trong trẻo và thuần khiết của người Việt. Hình ảnh cậu bé ôm gà – Cô bé ôm vịt là những hình ảnh rất đỗi bình dị, thân quen. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của chúng.

  • Tranh Vinh Hoa: Là bức tranh có hình bé trai ôm gà trống. Phía sau chú bé còn có một chậu hoa Cúc. Và trên bức tranh có đề hai chữ: “Vinh Hoa”.
  • Tranh Phú Quý: Là bức tranh dân gian Đông Hồ được in khắc ván gỗ trên giấy dó, giấy hồ Điệp. Với hình ảnh một bé gái ôm con vịt. Phía sau là hoa Sen. Và có chữ “Phú Quý” trên bức tranh.
tranh vinh hoa phu quy treo tuong

Tranh vinh hoa phú quý treo tường đem đến cho năm mới ý nguyện hiển đạt với đủ đức hạnh quân tử: nhân, nghĩa, tín, dũng và văn võ song toàn cho người đàn ông trong gia đình.

Ngày Tết treo cặp tranh dân gian Đông Hồ Vinh Hoa Phú Quý mang ý nghĩa chúc tụng, cầu may cho gia đình. Điều mà gia đình nào cũng mong muốn có được một cuộc sống giàu sang, phú quý. Con cái tròn đầy, có trai, có gái, có nếp, có tẻ. Vinh hoa – Phú quý là ước mơ của rất nhiều gia đình Việt Nam.

2.2.3 – Tranh đồng hồ chăn trâu học bài

Bức tranh dân gian Đông Hồ chăn trâu đọc sách tại tranh treo tường Amia. Được các bà, các mẹ mua về cho con mỗi khi Tết đến. Là ta cũng có thể hiểu ý nghĩa đơn giản của bức tranh mục đồng đọc sách. Cha mẹ muốn con cái siêng năng, học hành chăm chỉ, thành tài

tranh chan trau hoc bai dan gian dong ho

Tranh dân gian đông hồ chăn trâu học bài treo trong nhà như để khích lệ động viên con cháu ham học

Bức tranh Đông Hồ treo tường mục đồng đọc sách. Có hình ảnh con trâu đang cặm cụi gặm cỏ. Trâu là biểu tượng của tính siêng năng, cần cù và chăm chỉ.

Hình ảnh chú bé mục đồng đọc sách là hình ảnh đẹp của các cậu bé vùng miền quê nông thôn Việt Nam. Trong điều kiện thiếu thốn, vẫn luôn ham học, tìm tòi, khám phá.

Ngoài ra, với cuộc sống của người nông dân. Việc mục đồng chăn trâu đọc sách mang tới sự thanh bình và nhẹ nhàng. Cũng chính là nguyện ước của người nông dân cho thời tiết thuận hòa, yên ấm để mùa màng được tươi tốt, bội thu.

2.2.4 – Tranh đồng hồ đàn gà mẹ con

Trong dịp Tết, các gia đình Việt không thể thiếu bức tranh dân gian Đông Hồ đàn gà mẹ con. Bởi hình ảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng. Ngoài ra, người ta thường tặng cho vợ chồng mới cưới bức tranh này để chúc họ sớm có con

tranh dan ga me con dan gian dong ho

Tranh dân gian Đông hồ đàn gà mẹ con mang ý nghĩa về tình mẫu tử. Tình yêu thương, đùm bọc nhau giữa các thành viên trong gia đình. Trách nhiệm của cha mẹ với con cái.

2.2.5 – Tranh đồng hồ gà trống hoa hồng

Người Việt quan niệm rằng:” Gà trống là biểu tượng của ngũ đức: văn, võ, dũng, nhân, tín”. Đó là những đức tính rất cần có của một bậc dũng sĩ.

  • Văn thể hiện ở chiếc mào đỏ giống mũ cánh chuồn. (Chữ Hán mào gà gọi là quan, đồng âm với quan (mũ) và quan (chức).
  • Vũ thể hiện ở cựa sắc nhọn như gươm – Cựa chính là vũ khí lợi hại nhất của một chú gà trưởng thành.
  • Dũng thể hiện ở sự đấu đá không kiên trì, bền bỉ quyết phân thắng bại.
  • Nhân thể hiện ở thói quen chia mồi cho gà con.
  • Tín thể hiện ở tiếng gáy đúng giờ.
tranh dan gian dong ho ga trong hoa hong

Tranh dân gian đông hồ gà trống hoa hồng đại diện cho 5 phẩm chất tốt đẹp: văn, võ, dũng, nhân, tín. Tranh có hàm ý mang đến năm mới cát tường, lộc thọ cho ngày xuân.

Một bên là dũng mảnh oai phong của gà trống. Một bên là sự mềm mại nhẹ nhàng mang tên của loài hoa tình yêu. Biểu tượng cho tình yêu, thịnh vượng phú quý và sung túc trong năm mới. Nó chính là tính chất âm dương ngũ hành được thể hiện qua bức tranh dân gian gà trống hoa hồng.

Không những vậy trong mâm cúng Tết giao thừa. Người ta thường để gà ngậm bông hồng trong mâm xôi, mâm cơm cúng. Là bởi vì bông hồng chính là biểu tượng cho tình yêu. Sự cao quý nhất dành cho tổ tiên, những bậc sinh thành. Là chữ Hiếu của con cái cháu chắt muốn gửi đến cho tổ tiên, ông bà cha mẹ.

2.2.6 – Tranh đồng hồ đàn lợn

  • Hình tượng Lợn béo tròn đứng dáng trông nghiêng để nhìn thấy toàn thân chú lợn béo tốt.
  • Mặt Lợn to, tai lớn, mắt có vành mi.
  • Mõm Lợn nghiêng, nhưng Mũi lại gần như quay ra hướng chính diện, tạo dáng ngồ ngộ và động.
  • Ngấn mõm đều có 3 ngấn, và không quên hai ngấn mép của con Lợn như đang ăn ngấu nghiến thức ăn.
  • Bàn chân Lợn có 3 móng, trông rất vững chân đế.
  • Lưng Lợn với độ cong hơi võng, được thể hiện bằng một hoặc hai nét to bản. Nét ngấn ở phần đầu lợn với chân trước, vòng bụng và nét ngấn của bắp đùi sau là nét to dầy nối vào nét cong lượn của bụng Lợn. Xem rõ ở các chú lợn con.
tranh dan gian dong ho dan lon am duong

Tranh đàn lợn âm dương dân gian đông hồ mong muốn cuộc sống sung túc, an nhàn. Đây chính là chiều sâu của sự cảm nhận về yêu thương, chở che của tình mẫu tử.

  • Trên thân mình Lợn đều có hai xoáy Âm – Dương. Hai xoáy âm – dương này nằm phía trên ngang mình Lợn. Vị trí (gần vai và mông) giúp hài hòa, cân bằng của đường nét. Lại mang ý nghĩa của thuyết âm dương hòa hợp để có thể phát triển.
  • 5 chú lợn con còn thể hiện yếu tố ngũ hành. 5 chú mỗi chú một dáng vẻ: Chú thì muốn trèo lên lưng, chú lại muốn rúc vào bụng mẹ. Các chú khác đang hướng vào mầm lá khoai để ăn.

Tranh dân gian Đông Hồ là những chú lợn béo khỏe, vững chắc. Thể hiện ước muốn tăng gia sản xuất, ước nguyện về một cuộc sống no đủ, sung túc. Ngoài ý nghĩa tình mẫu tử, tình cảm mẹ con. Ở bức tranh còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn

2.2.7 – Tranh đồng hồ cá chép

Tranh dân gian Đông Hồ cá chép cầu mong sự thành công cho con cái và sự thanh bình cho gia đình. Dân gian lấy hình ảnh “cá chép hóa rồng”. Hay còn gọi là “cá chép vượt vũ môn” là biểu tượng của sự thành công. Chính vì thế ở đây hình ảnh cá chép được gửi gắm mong muốn thành công của người xưa. Cũng như hình ảnh ánh trăng tròn in dưới đáy nước mang ý nghĩa cầu mong sự thanh bình.

tranh dong ho ca chep treo tuong

Tranh đông hồ cá chép treo tường mang lại may mắn cho gia chủ khi treo

2.2.8 – Tranh đồng hồ đánh ghen

Trong xã hội phong kiến, một người chồng có thể 5 thê, 7 thiếp. Nhưng “gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Do đó khi nói về nhân vật người vợ cả có nhiều nét của “người phụ nữ chính chuyên”. Bức tranh là lời dăn dậy con cháu của các cụ xưa để lại:

  • Các chị em phụ nữ: Đừng làm người tình của một người nào đó đã có gia đình. Gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Khi biết rõ người ta đã và đang có một gia đình sum vầy, hạnh phúc. Hãy đừng chen ngang vào cuộc sống ấy để bản thân mình không hạnh phúc.
  • Dành cho những người vợ: Đôi khi việc bảo vệ hạnh phúc của mình không cần phải dùng tới vũ lực. “Nóng giận sẽ mất khôn”. Nên biết dùng cả lý trí và tình cảm để giải quyết mọi chuyện. Để con cái không phải chứng kiến cảnh không nên thấy trong gia đình.
  • Dành cho những người chồng: “Có mới nới cũ”, ai cũng có lúc thích “của lạ”. Hay “chán cơm thèm phở”. Thế nhưng hãy biết đâu là “Tình” và đâu là “Nghĩa”. Chung thủy không chỉ dành riêng cho người phụ nữ. Mà cả những người đàn ông mẫu mực cũng cần có để có được hạnh phúc gia đình trọn vẹn
tranh dong ho danh ghen dan gian treo tuong

Tranh đông hồ đánh ghen mang tính giáo dục rất lớn. Về cách cư xử của gia đình, bố mẹ và con cái

2.2.9 – Tranh đồng hồ gà dạ xướng

Tranh Gà dạ xướng có dòng chữ: Ngũ canh hòa dạ xướng (5 canh con gà gáy đúng thời khắc). Lại là lời nhắc nhở về chữ tín mà người đời cần nhớ qua biểu hiện tiếng gà năm canh. Dù nắng mưa hay giá rét không bao giờ sai. Đó là đức tính người đời cần ghi nhớ và làm theo.

tranh ga da xuong dan gian dong ho

Tranh đông hồ gà dạ xướng là lời nhắc nhở về chữ tín mà người đời cần nhớ qua biểu hiện tiếng gà năm canh, dù nắng mưa hay giá rét không bao giờ sai. Đó là đức tính người đời cần ghi nhớ và làm theo.

2.2.10 – Tranh đồng hồ lợn ăn cây ráy

 Bức tranh “Lợn ăn cây ráy” và “Lợn nái”. La hai tranh đều có cái nhìn mang tính trang trí cao, hình tượng được chắt lọc và điển hình hóa. Hình các chú lợn được viền bởi những nét khắc chắc khỏe mà mềm mại. Không chỉ đẹp mà còn đúng về đặc điểm hình thể. Con lợn nào cũng có xoáy âm dương được trang trí trên mình để thể hiện sự sinh sôi, phát triển.

tranh dong ho lon an cay ray treo tuong

Tranh đông hồ lợn ăn cây ráy cầu chúc cho sự sung túc và an nhàn. Cầu mong sự phát triển trong công việc và nguồn nhân lực để hỗ trợ phát triển.

2.2.11 – Tranh đồng hồ hứng dừa

Ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc nhất của bức tranh dân gian Đông Hồ hứng dừa. Chính là tam giác nhân quả (vợ – chồng – con cái). Bám chắc và xoay quanh cái trục huyết thống và nề nếp, gia phong. Như thân cây dừa thẳng, vững trái biểu tượng của vẻ đẹp yên bình và thơ mộng của làng quê Đại Việt. Hình ảnh trong tranh Hứng dừa thể hiện một gia đình hạnh phúc viên mãn của người dân quê Việt Nam

tranh dong ho treo tuong hung dua

Tranh đông hồ treo tường hứng dừa thể hiện một gia đình hạnh phúc viên mãn của người dân quê Việt Nam

Bức tranh hứng dừa với ngụ ý, trụ cột gia đình phải là người cha. Như thân cây dừa mọc thẳng hiên ngang giữa đất cằn sỏi đá. Dù mưa bão vẫn đứng vững hiên ngang đơm hoa, kết trái ngọt cho đời. Trèo dừa là công việc vất vả nguy hiểm. Người làm cha luôn dũng cảm vượt qua mọi thử thách trèo tới đỉnh cao sự nghiệp. Gặt hái tiền bạc danh vọng như bẻ trái dừa trên cao cho vợ con vậy.
Thông thường khi cha trèo cây hái quả. Thì con trẻ hớn hở chạy nhảy dưới đất ngẩng mặt lên cao chờ đợi cha mình tung xuống. Ở đây hai đứa con lại bấu chặt vào gốc cây. Như muốn chia sẻ nỗi vất vả. Hoặc quyết noi gương cha trèo lên vượt mọi hiểm nguy, làm rạng rỡ thêm truyền thống gia tộc. Truyền thống đạo đức, nề nếp, gia phong mà vươn lên, vươn mãi theo lý tưởng ” vinh thân phì gia”.

2.2.12 – Tranh đồng hồ đấu vật

tranh dong ho truyen thong dau vat

Tranh đông hồ truyền thống đấu vật đề cao tinh thần thượng võ trang trí phòng khách, phòng làm việc

2.2.13 – Tranh đồng hồ em bé ôm tôm ôm cá

Tranh em bé ôm tôm, ôm cá miêu tả một em bé mũm mĩm khôi ngô đang ôm tôm và ôm cá. Bức tranh đặc biệt được yêu thích trong dịp Tết Nguyên Đán, tết cổ truyền. Với nguyện ước cho con cái trong gia đình, có sức khỏe học hành giỏi giang. Có ý chí phấn đấu kiên cường, dũng cảm để vượt lên trên mọi thử thách, vươn tới thành công. Để cuộc sống của gia đình luôn sung túc, phú quý và thịnh vượng.

tranh dan gian dong ho em be om om om ca

Tranh em bé ôm tôm ôm cá dân gian đông hồ mang hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ

2.2.14 – Tranh đồng hồ lễ trí nhân nghĩa

Trong bộ tranh Đông Hồ nổi tiếng Lễ Trí Nhân Nghĩa thì hình ảnh ở trên là bức Tranh Lễ trí. Với em bé ôm con rùa được đề chữ “Lễ trí” thể hiện ước nguyện cầu mong cho em bé gái lớn lên được xinh đẹp, nhu mì, hiền dịu, chăm chỉ, đảm đang như con rùa. Ngoài ra, còn có được “Lễ Trí” tức phép ứng xử Lễ phép với mọi người, kính trên nhường dưới. Và cái “Trí” giỏi giang thông minh, lanh lợi. Ấy chính là “Gái sắc bế rùa xanh”.

tranh le tri nhan nghia dan gian dong ho

Tranh lễ trí nhân nghĩa dân gian đông hồ. Cầu mong em bé có được cái lễ để ứng xử phải phép với mọi người. Và cái trí giỏi giang sau này.

Còn hình ảnh trên đây là bức tranh Nhân nghĩa với hình em bé ôm cóc tía. Con Cóc được coi là cậu ông trời, có câu chú thích trên bức tranh là “Nhân Nghĩa”. Từ Nhân Nghĩa ấy chính là tình người, tình yêu thương cũng giống như chú Cóc: Tuy mình mẩy xấu xí nhưng dám cả gan kiện trời để đòi mưa cho dân làng.

2.2.15 – Tranh đồng hồ

Con trâu là con vật mà nhà nông không thể thiếu “Con trâu là đầu cơ nghiệp” giúp họ cày bừa, kéo vác.

Trong bức tranh Đông Hồ chăn trâu thổi sáo. Trâu trong bức tranh này trông thật đáng yêu và ngộ nghĩnh. Đôi tai vểnh lên nghe ngóng, chân tung tăng như nhảy theo tiếng sáo, mặt vui vui nhìn cuộc đời, đuôi vây vẩy ngộ nghĩnh. Dường như trâu cũng đang thưởng thức âm nhạc và cảm thấy vui sướng.

Điều đó có thể nói trâu không chỉ giúp cho nhà nông làm việc mà nó còn là một người bạn tinh thần của họ.

tranh dan gian dong ho muc dong thoi sao

Tranh mục đồng thổi sáo dân gian đông hồ. Hình ảnh cậu bé vừa biết chăn trâu lại vừa thổi được sáo. Với mong muốn con cái ngoan ngoãn, vâng lời, biết giúp đỡ cha mẹ

Chú bé trên lưng trâu trông thật khôi ngô, khỏe đẹp. Khôi ngô biểu hiện qua ngũ quan trên khuôn mặt thật hài hòa, cân đối. Khỏe đẹp qua nước da hồng hào và thế ngồi vững chãi – khoanh hai chân vào nhau. Treo bức tranh mục đồng thổi sáo này trong nhà với hàm ý mong con cái ngoan ngoãn, vâng lời, biết giúp đỡ cha mẹ

2.2.16 – Tranh đồng hồ thầy đồ cóc

Tranh “Thầy đồ cóc” bên cạnh ý nghĩa ca ngợi sự học của con trẻ, và sự hiếu nghĩa dành cho bậc cô thầy. Nhưng cũng phần nào châm biếm lối dạy của thầy thời phong kiến, dùng roi vọt để dạy trẻ thơ.

Qua bức tranh Thầy Đồ Cóc còn mang ý nghĩa châm biếm và có tính phê phán của ông cha ta về một lối giáo dục mà tồn tại hằng ngàn năm.

tranh dan gian dong ho treo tuong thay do coc

Tranh treo tường thầy đồ cóc dân gian đông hồ ca ngợi đức tính ham học và tôn sư trọng đạo của người Việt Nam.

2.2.17 – Tranh đồng hồ vinh quy bái tổ

Bứ tranh đông hồ Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này.

tranh dan gian dong ho vinh quy bai to

Tranh vinh quy bái tổ dân gian đông hồ bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và người thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”

2.2.18 – Tranh đồng hồ chơi chim

tranh dong ho choi chim

Tranh đông hồ chơi chim với hình ảnh vui nhộn màu sắc tươi sáng làm nổi bật lên không gian căn phòng

2.2.19 – Tranh đồng hồ chuột rước rồng

tranh chuot ruoc rong dan gian dong ho

Tranh đông hồ chuột rước rồng trang trí phòng khách, phòng làm việc

Amia cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Đặc biệt để tham khảo giá tiền và kích thước của từng bức tranh dân gian Đông Hồ. Mời bạn xem thêm ngay TẠI ĐÂY

III – Hướng dẫn mua tranh chỉ bằng 1 click

Đối với những dòng tranh mới sắp lên kệ. Bạn yêu thích mẫu tranh nào, chỉ cần chụp lại màn hình. Sau đó gửi tới zalo số 0916.225.866 để đặt tranh.

Hoặc sau khi chiêm ngưỡng xong những bức tranh chắc chắn bạn sẽ ưng ý một mẫu tranh đẹp. Nhưng do bạn ở xa hoặc chưa có thời gian đến cửa hàng. Bạn có thể mua hàng trực tiếp trên website Tranhtreotuongamia.com vô cùng đơn giản.

  • Bước 1: Bạn vào trang Tranhtreotuongamia.com =>> Tiếp đó vào mục tìm kiếm gõ “mã tranh” hoặc “tên bức tranh”
  • Bước 2: Chọn mẫu bạn thích và ưng ý muốn mua và bấm: “THÊM VÀO GIỎ”
  • Bước 3: Điền đầy đủ thông tin liên hệ giao tranh, yêu cầu đặt tranh =>> Bấm “Đặt hàng” để hoàn thành bước mua tranh trực tiếp nhanh chóng trên website.

[Mọi chi tiết liên hệ + Bản đồ chỉ đường: Xem phần chân trang]

Cảm ơn quý bạn đã dành thời gian theo dõi !!!

Posted in Tin mới, Tin nổi bật, Tin tức and tagged , , , .

Trả lời